khonggiana3
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesRegisterLog in



 

TEEN "CHUỘT TÚI"

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
ma doi
BINH NHÌ
BINH NHÌ
avatar

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 97
Tiền(Keng) Tiền(Keng) : 148
Đã được cảm ơn: : 1

TEEN "CHUỘT TÚI" Vide
PostSubject: TEEN "CHUỘT TÚI"   TEEN "CHUỘT TÚI" Icon_minitimeSat Aug 01, 2009 7:02 am

Teen "chuột túi"
Mặc dù đã lớn ngồng, nhưng nhiều teen vẫn quen nép mình trong sự chăm bẵm kỹ lưỡng đến từng...milimet của nhị vị phụ huynh. Trong mắt bạn bè, họ là những chú chuột túi thứ thiệt.
TEEN "CHUỘT TÚI" Ctui.jpga


Ẩn mình trong túi ấm

Kanguru nuôi con trong chiếc túi trước bụng, địu con đi mọi lúc mọi nơi đến khi con thật cứng cáp.Chiếc túi ấy cung cấp nguồn sống và che chở, bao bọc cho con nó trước những nguy hiểm. Kanguru con rời mẹ khi đã cứng cáp, còn nhiều teen thì vẫn “dính cứng” vào bố mẹ như hình với bóng cho dù đã đứng cao hơn bố mẹ cả cái đầu.

Dễ gặp nhất vẫn là những teen thuộc vào hàng con một. Từ nhỏ đã quen với sự chăm chút kĩ lưỡng từ bố mẹ, lớn lên, họ vẫn mặc nhiên xem đó là việc phải có, chuyện tự thân vận động là điều khá..xa xỉ khi luôn có bố mẹ hậu thuẫn bên cạnh. Anh chàng Nam An (trường N.H) là một ví dụ. Nhà cách trường chưa đầy 2 km nhưng mỗi ngày đi học của anh chàng là một ngày bận rộn của bố mẹ. Con một, lại là cháu đích tôn nên An được ông bà, bố mẹ chiều ra mặt. Quen thói ngủ nướng nên hôm nào lôi An ra khỏi giường trước 7h sáng là một “kỳ tích” của bố mẹ chàng. Dậy muộn nên trễ học là điều đương nhiên, chuyện ăn sáng trước khi đi học là điều khá...hiếm hoi đối với An. Thế nên mới có chuyện nực cười là chuông giải lao vừa réo là anh chàng phi ngay ra cổng trường, nơi mẹ hoặc bà đứng đợi sẵn với một phần quà sáng và hộp sữa. “Ngồi học trong lớp mà bụng réo òng ọc thì sao mà tập trung cho nổi”, An biện hộ. Mặc dù căn tin trường lúc nào cũng sẵn mấy món ấy, nhưng vì ngại chen chúc, chê...dở, không nóng sốt (cho dù bạn bè vẫn măm hằng ngày) nên anh chàng cương quyết chỉ ăn đồ người nhà mang đến. Mẹ và bà làm chân tiếp tế đồ ăn, còn bố An thì lo chuyện đưa đón anh chàng đi học mỗi ngày, bởi cậu ấm chưa đủ tuổi chạy xe máy, còn xe đạp thì...đi chưa rành, sợ té nên nhất quyết không chịu đi.

Giống như An, cô bạn K. B (Q.3) cũng được ấp kĩ trong “túi” của bố mẹ. Sống ở Sài Gòn từ bé đến giờ, năm nay học 12, nhà ngay trung tâm thành phố nhưng đường sá thế nào cô bạn mù tịt bởi bước ra khỏi nhà là có người đưa đón. Từ nhỏ đến lớn, K.B chỉ biết mỗi việc học và học, việc nhà không phải mó chân tay. Năm B. học lớp 4, khi điện thoại di động còn là một vật khá xa xỉ với người lớn thì B đã được phụ huynh sắm riêng cho một chiếc, chỉ mỗi mục đích học xong alô về nhà để bố mẹ đến đón. Từ bé đến lớn B đã quen với sự chăm chút mọi mặt của bố mẹ dành cho mình nên tư tưởng ỷ lại cứ thế mà nhen nhúm dần lên. Sáng dậy đi học, áo dài của B đã được ủi thẳng thớm treo trên móc, đồ ăn sáng mẹ bưng đến tận phòng. Quen sống trong sự bảo bọc kĩ lưỡng như thế nên mỗi khi lớp tổ chức picnic, cắm trại là B tìm cách rút lui, bởi cô nàng không thể chịu nổi khi phải ăn cơm hộp, ngủ lều và tự lo cho bản thân như các bạn.

Khi túi ấm không còn...

Bố mẹ quan tâm, chăm sóc cho teen mình là điều đương nhiên, nhưng cứ “nấp” mình mãi trong chiếc túi ấm áp ấy, teen dần trở thành người thụ động và tụt hậu so với bạn bè.

Đẹp trai, học khá, ăn mặc sành điệu nhưng với những cô bạn cùng lớp, N.An chả có tí gram trọng lượng nào. Nhắc đến An là mấy cô nàng bĩu môi: “Chừng đấy tuổi rồi mà cứ núp bóng bố mẹ, không biết chừng nào mới chịu lớn đây”. Trong mắt bạn bè, anh chàng không khác gì một đứa trẻ mẫu giáo, việc lớn việc nhỏ đều phải cậy vào bố mẹ. Mỗi khi trực nhật tên nào bị phân công trực với An là mặt mũi bí xị, bởi anh chàng không biết làm việc gì cho ra hồn. Kê bàn sắp ghế là việc hơi bị “quá sức” đối với An, còn lau bảng, cửa sổ thì anh chàng chối phắt, bởi “đấy là việc của con gái”. Cuối cùng phiên trực toàn do một tên kém may mắn nào đấy lãnh trọn, An chỉ việc khoanh tay đứng nhìn. Điểm hạnh kiểm thấp anh chàng cũng không màng, bởi bố mẹ An đã lo “sắp xếp” sao cho việc học hành của con trai thuận lợi nhất.

Quen với việc tất tật đã có mẹ lo cho, K. B dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Nhà có điều kiện nên khi cô bạn đi du học, bố mẹ cũng sắp xếp đi theo cùng trong 2 tuần đầu để lo việc ăn ở cho con gái. Nhưng khi bố mẹ về rồi thì tất cả đối với B là một cơn ác mộng: cơm không biết nấu, bếp ga không biết cách xài. Để nấu được bát mì cho ra hồn cô nàng phải huy động luôn laptop xuống bếp để mẹ hướng dẫn qua...webcam. Ăn mì gói riết mấy ngày chịu hết nổi, B lò dò đi ăn tiệm. Nhưng vì lần đầu không rành món lạ nên B chỉ ăn được mấy...cọng rau trang trí, còn lại phải bỏ. Đúng một tháng sau thì B khăn gói quả mướp về nước, bỏ lại giấc mộng du học dang dở. “Tớ chịu thôi, bên ấy không có oshin, không có mẹ tớ, mà làm sao tớ biết làm ngần ấy việc trong cùng một lúc. Tốt nhất là về nước để mẹ chỉ lại từ đầu, khi nào tự lo được cho mình thì mới tiếp tục”. Mặc dù muộn, nhưng B đã dũng cảm “rời’ cái túi ấm của bố mẹ để tập quen dần với cuộc sống tự lập.
Chiếc “túi” ấm của bố mẹ không thể bảo bọc cho mình suốt cả cuộc đời. Biết đón nhận yêu thương của bố mẹ, nhưng phải biết tự rời “túi” đúng lúc để đón nhận cuộc sống và đối mặt với những thử thách của nó, teen à!
Back to top Go down

TEEN "CHUỘT TÚI"

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
khonggiana3 :: A3 CỦA TÔI :: LƯU BÚT NGÀY XANH-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com